skip to Main Content

CFD là gì? Cơ hội và rủi ro khi giao dịch CFD

Khi giao dịch trên thị trường tài chính, có thể bạn thường bắt gặp thuật ngữ CFD. Vậy CFD là gì? Có nên giao dịch CFD không? Rủi ro khi giao dịch CFD như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ này.

CFD là gì?

CFD là từ viết tắt tiếng Anh của cụm từ contract for difference, nghĩa là hợp đồng chênh lệch. Hợp đồng chênh lệch (CFD) là một sản phẩm phái sinh cho phép bạn đầu cơ vào thị trường tài chính như cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa, forex… nhưng không sở hữu tài sản cơ bản. Khi giao dịch CFD, nghĩa là bạn đặt cược vào sự biến động giá của tài sản và kỳ vọng kiếm lợi nhuận giữa chênh lệch giá mở lệnh và đóng lệnh.

Nhà giao dịch đặt lệnh buy, khi giá tăng, nhà giao dịch đóng lệnh và thu về lợi nhuận. Ngược lại, nhà giao dịch đặt lệnh sell, nếu giá giảm, nhà giao dịch đóng lệnh và thu về lợi nhuận.

CFD là gì? Giao dịch CFD có rất nhiều ưu điểm, đòi hỏi vốn ít, cơ hội giao dịch đa dạng tài sản khác nhau chỉ trên một nền tảng.

Chi phí khi giao dịch CFD

Khi giao dịch CFD có một số khoản phí sau đây:

Spread: Loại phí đầu tiên của mọi giao dịch CFD là spread. Spread là chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Nhà giao dịch vào một vị thế buy bằng giá mua (bid) và đóng vị thế đó tại giá bán (ask). Mỗi broker sẽ cung cấp một mức spread cho mỗi loại tài sản khác nhau. Ngoài ra, spread cũng thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm, ví dụ thời điểm ra tin tức, spread thường cao hơn ở các thời điểm thông thường. Tính thanh khoản của mỗi loại tài sản cũng ảnh hưởng tới spread. Các tài sản có tính thanh khoản cao, được giao dịch nhiều sẽ có spread nhỏ hơn.

CFD là gì? Giao dịch CFD có rất nhiều ưu điểm, đòi hỏi vốn ít, cơ hội giao dịch đa dạng tài sản khác nhau chỉ trên một nền tảng.

Bên cạnh spread, giao dịch CFD còn có phí nắm giữ vị thế buy qua đêm. Các nhà giao dịch thường phải trả một khoản phí lãi suất nếu giữ lệnh qua đêm cho các giao dịch sử dụng đòn bẩy. Mức phí này tùy thuộc vào tỷ lệ đòn bẩy bạn sử dụng. Sở dĩ nhà giao dịch phải trả phí qua đêm cho lệnh buy sử dụng đòn bẩy, bởi khi đó broker cho nhà giao dịch vay tiền để mở vị thế. Tuy nhiên, nếu nhà giao dịch giữ lệnh sell sử dụng đòn bẩy qua đêm, trader sẽ nhận được khoản phí này vào tài khoản.

Bên cạnh các khoản phí trên, nếu giao dịch cổ phiếu, một số broker cũng tính phí hoa hồng cho các giao dịch CFD cổ phiếu. Tuy nhiên, hiện tại có rất nhiều nhà môi giới cho phép giao dịch cổ phiếu 0% phí hoa hồng với các giao dịch không sử dụng đòn bẩy như: eToro và Capital.com.

* Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hướng dẫn sử dụng Capital.com

Những ưu điểm khi giao dịch CFD là gì?

CFD cho phép giao dịch cả lệnh buy và sell

Điểm khác biệt lớn nhất và là ưu điểm của giao dịch CFD đó là nhà giao dịch có thể giao dịch sản phẩm CFD theo cả hai hướng Buy và Sell. Nếu nhà giao dịch nhận định giá sẽ tăng, họ vào lệnh buy. Ngược lại, nếu nhà giao dịch tin rằng giá sẽ giảm, nhà giao dịch vào lệnh sell. Nếu giá đi đúng hướng giao dịch có lời và ngược lại.

Nhược điểm của giao dịch tài sản cơ bản đó là trader chỉ có thể tham gia thị trường khi thị trường có xu hướng tăng. Tuy nhiên, với CFD, dù thị trường có xu hướng tăng hay giảm, trader đều có cơ hội giao dịch kiếm lời.

CFD cho phép sử dụng đòn bẩy cao

Ngoài ra, khi giao dịch CFD, nhà giao dịch cũng được phép sử dụng đòn bẩy cao để nâng cao khối lượng giao dịch chỉ với số vốn ký quỹ nhỏ hơn nhiều lần. Mỗi nhà môi giới sẽ cung cấp các mức đòn bẩy khác nhau. Tuy nhiên, mức đòn bẩy thấp nhất là 2:1, mức đòn bẩy cao có thể lên tới 500:1 (với nhà môi giới Capital.com)

* Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hướng dẫn sử dụng Capital.com

Sử dụng đòn bẩy càng cao nhà giao dịch càng phải sử dụng ít vốn cho mỗi giao dịch và tiềm năng lợi nhuận càng cao. Tuy nhiên, đòn bẩy luôn là con dao hai lưỡi, lợi nhuận càng cao đồng nghĩa với việc nhà giao dịch phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ tương tự nếu giao dịch đi theo hướng ngược lại.

Cơ hội giao dịch đa dạng các tài sản, khu vực khác nhau trên một nền tảng

Thông thường, các nhà môi giới CFD đều cung cấp đa dạng các loại tài sản khác nhau trên toàn cầu. Nhà giao dịch có thể giao dịch cả cổ phiếu, chỉ số, tiền điện tử, hàng hóa, forex…. chỉ trong một nền tảng. Bên cạnh đó, các broker cũng cung cấp các tài sản ở nhiều quốc gia, khu vực khác nhau… Điều này giúp nhà giao dịch thuận tiện trong quá trình quản lý tất cả các giao dịch.

Một số nhược điểm của CFD là gì?

Rủi ro lớn.

Khi nhắc tới giao dịch CFD, các nhà giao dịch thường thích tính linh hoạt của sản phẩm này. Tuy nhiên, các nhà giao dịch không thể phủ nhận rủi ro khi giao dịch CFD. Giao dịch CFD luôn tiềm ẩn rủi ro về tính thanh khoản và tỷ suất lợi nhuận. Nếu nhà giao dịch dự đoán sai hướng đi của giá, giao dịch bị thua lỗ quá lớn do sử dụng đòn bẩy, broker bắt buộc đóng vị thế. Điều này thường không xảy ra với các nhà đầu tư tài sản cơ bản.

Một rủi ro khác khi giao dịch CFD đó là việc thị trường có biến động quá mạnh hoặc tình trạng trượt giá xảy ra vào các thời điểm xuất hiện tin tức lớn. Khi đó, lệnh cắt lỗ không đóng lệnh đúng vị trí đã đặt ban đầu. Điều này khiến giao dịch thua lỗ nhiều hơn dự kiến ban đầu.

Tốn nhiều chi phí giao dịch.

Các nhà giao dịch CFD thường giao dịch trong thời gian ngắn. Việc giao dịch liên tục khiến các trader phải trả các chi phí spread cho mỗi giao dịch nhiều lần. Các phí spread này có thể làm ảnh hưởng tới lợi nhuận đáng kể.

Ngoài ra, nếu nhà giao dịch CFD giữ lệnh qua đêm có sử dụng đòn bẩy có thể phải trả thêm phí qua đêm cho broker.

Thị trường CFD không có quy định chặt chẽ

Thị trường CFD không có nhiều quy định quản lý bởi các cơ quan hay chính phủ. Nhà giao dịch CFD thường giao dịch trên các nền tảng của các broker uy tín để không gặp phải các tình huống scam, không rút được tiền khi có lợi nhuận, gian lận trong tính spread… Tuy nhiên, việc lựa chọn những nhà môi giới tốt giữa hàng ngàn broker trên thị trường với các nhà giao dịch mới là một thử thách và mất nhiều thời gian tìm hiểu.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin cơ bản về CFD. Giao dịch CFD có rất nhiều ưu điểm, đòi hỏi vốn ít, cơ hội giao dịch đa dạng tài sản khác nhau chỉ trên một nền tảng. Nhà giao dịch có thể giao dịch trong bất kỳ thị trường tăng hay giảm. Tuy nhiên các nhà giao dịch cần lựa chọn những nhà môi giới uy tín và sử dụng đòn bẩy, chặn lỗ… một cách phù hợp để kiểm soát rủi ro.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận