skip to Main Content

CFD có lừa đảo không? Tại sao giao dịch CFD ngày càng phổ biến?

Với tốc độ gia tăng khủng khiếp của số lượng các nhà đầu tư quan tâm đến hình thức giao dịch CFD, một số nhà đầu tư băn khoăn không biết CFD có lừa đảo không? Hình thức này có những ưu điểm gì so với hình thức giao dịch truyền thống khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ ưa chuộng đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu “CFD có lừa đảo không? Tại sao giao dịch CFD ngày càng phổ biến?” ngay trong bài viết dưới đây.

>>> Danh sách các sàn giao dịch CFD uy tín nhất hiện nay

1. CFD là gì? CFD hoạt động như thế nào?

Giao dịch CFD là gì?

CFD là gì? CFD là viết tắt của Contract-for-Difference (Hợp đồng chênh lệch), là một thỏa thuận giữa người mua và người bán về một tài sản, lãi/lỗ từ giao dịch sẽ được quyết định bởi sự thay đổi giá giữa thời điểm mua và bán nhân với số lượng tài sản CFD bạn giao dịch.

Khác với mua và sở hữu tài sản thực, với giao dịch CFD cho phép bạn kiếm lợi nhuận ở ở cả hai chiều hướng của thị trường (thị trường tăng & giảm giá). Nếu bạn dự đoán đúng hướng đi của thị trường, bạn sẽ có được lợi nhuận. Ngược lại bạn sẽ thua lỗ nếu dự đoán sai.

CFD có lừa đảo không? Tại sao giao dịch CFD ngày càng phổ biến?

Hiện nay hình thức giao dịch CFD ngày càng phổ biến bởi những lợi ích mà nó mang lại. Các sàn CFD còn cung cấp công cụ đòn bẩy – cho phép bạn mở các vị thế lớn hơn với số tiền nhỏ hơn, không cần sở hữu tài sản thực, mà kiếm lời dựa theo sự tăng hoặc giảm giá của chúng, thường là trong một khoảng thời gian ngắn.

Bạn có thể giao dịch CFD ở nhiều thị trường tài chính khác nhau, từ cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa, các cặp ngoại hối cho đến tiền điện tử.

CFD hoạt động như thế nào?

Như có nói, CFD là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về giá trị của một tài sản cụ thể nào đó. Khi hợp đồng kết thúc, nếu như giá tài sản tăng so với thời điểm ban đầu thì người mua có lời. Ngược lại, nếu như giá giảm so với thời điểm phát sinh hợp đồng thì người mua lỗ và tiền của người mua sẽ chuyển cho người bán.

Ngoài cách thức mua bán cổ điển như thế này, với CFD trader còn có thể tham gia bán khống. Tức thay vì chỉ Buy với các sản phẩm họ nghĩ sẽ tăng giá, nhà đầu tư hoàn toàn còn có thể Sell khi tin rằng sản phẩm đó sẽ giảm giá.

Ví dụ về giao dịch CFD:

Giả sử 1 trader muốn mua Bitcoin, giá BTC hiện tại đang là 43.849,15 USD/BTC. Trader này tin rằng, trong thời gian tới BTC sẽ còn giảm giá tiếp, nên quyết định đặt 1 lệnh “Sell” (Bán khống)

Nếu sau đó giá Bitcoin giảm thì trader A sẽ kiếm được khoản lợi nhuận. Tuy nhiên nếu không may, Bitcoin đi ngược hướng trader A mong đợi, giá BTC tăng thì trader A sẽ thua lỗ. Tất nhiên, chỉ khi trader đóng lệnh thì mới khẳng định được là lãi hay lỗ với hợp đồng CFD đó.

2. CFD có lừa đảo không?

Để biết được CFD có lừa đảo hay không? Chúng ta cùng xét đến 2 yếu tố đó là:

– Tính hợp pháp của giao dịch CFD tại các quốc gia

CFD ra mắt lần đầu vào những năm 1990.  Hiện đã có khoảng 20 quốc gia chấp nhận CFD như một hình thức giao dịch hợp pháp. Trong đó có những nước lớn thuộc EU như: Anh, Đức, Pháp, Úc, Thụy Sĩ, Singapore,…Tuy nhiên mỗi nước lại có cách tiếp cận với CFD theo một cách riêng, thậm chí nhiều quốc gia còn chưa đưa ra chính sách về CFD.

Mặc dù hiện tại Việt Nam chưa đưa ra bất kỳ chính sách nào về việc cấm hay chấp thuận giao dịch CFD. Tuy nhiên một số quốc gia lớn trong khu vực Đông Nam Á đã chấp thuận việc giao dịch CFD như Singapore và Thái Lan.

– Cơ quan giám sát các sàn CFD

Việc giám sát hoạt động của các sàn giao dịch CFD được quản lý bởi các cơ quan quản lý hàng đầu thế giới như:

  • Tại Úc: Ủy ban chứng khoán và đầu tư ASIC

Đây là một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý tất cả các sàn giao dịch lớn tại Úc như Capital.com, eToro và cung cấp cho những nhà đầu tư một môi trường giao dịch tài chính an toàn, bảo mật.

Các quy định của ASIC rất khắt khe như vốn hoạt động tối thiểu 1 triệu đô la, bắt buộc phải tách riêng tiền quỹ công ty và tiền gửi của khách hàng và phải có những công cụ hỗ trợ kiểm soát rủi ro cho nhà đầu tư (theo trang chính thức ASIC).

"">>

  • Tại Mỹ: Hiệp hội Tương lai quốc gia (NFA), Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai(CFTC)
  • Vương Quốc Anh: Cơ quan quản lý Tài chính anh FCA
  • Nhật: Cơ quan DỊch vụ tài chính FSA
  • Hồng Kong: Ủy ban chứng khoán và tương lai SFC
  • Cộng hòa Síp: Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Síp (CySec)

Hiện nay với sự phát triển lớn mạnh của thị trường CFD, hàng loạt những sàn giao dịch mọc lên như nấm và trong đó có không ít sàn CFD lừa đảo lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư để trục lợi. Chính vì vậy các nhà đầu tư chỉ nên giao dịch tại những sàn uy tín và được quản lí bởi những tổ chức nêu trên.

>>> Danh sách các sàn giao dịch CFD uy tín nhất hiện nay

Tại sao giao dịch CFD ngày càng phổ biến?

Mặc dù mới chỉ xuất hiện trên thị trường tài chính không lâu. Sau một thời gian, các nhà đầu tư nhận thấy được những lợi ích to lớn của công cụ tài chính này đó là chỉ yêu cầu một khoản ký quỹ nhỏ, cho phép sử dụng đòn bẩy, không cần phải sở hữu tài sản (do đó không phải trả một số loại thuế nhất định) thì nó đã ngay lập tức trở nên phổ biến và được ưa chuộng nhất là với những nhà đầu cơ hoặc nhà đầu tư nhỏ lẻ với số vốn không nhiều.

Hơn thế nữa, khác với hình thức mua và sở hữu tài sản cơ sở, bạn có thể kiếm tiền với mọi điều kiện của thị trường (cả thị trường tăng và giảm giá).

Dưới đây là những ưu điểm của hình thức giao dịch CFD mà chúng tôi đã tổng hợp lại:

  • Hệ số đòn bẩy cao
  • Linh hoạt đổi vị thế mua hoặc bán
  • Tốc độ tiếp cận thị trường quốc nhanh
  • Chi phí giao dịch thấp và hoàn toàn không có phí ẩn nào được tính kèm theo
  • Giao dịch hoàn toàn qua phần mềm chủ động được thời gian và địa điểm
  • Vẫn có thể nhận cổ tức nếu mua và nắm giữ cổ phiếu dài hạn

Tuy nhiên một số ưu điểm của nó cũng chính là nhược điểm của hình thức giao dịch CFD, đó là:

  • Đòn bẩy lớn giúp tăng lợi nhuận cao nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao
  • Dễ giao dịch quá mức dẫn đến thiệt hại cao

Do đó, các bạn cần có một chiến lược thông minh và sự kỉ luật khi giao dịch trên thị trường tài chính. Hiện nay, thị trường CFD đã phát triển với một tốc độ khủng khiếp nhờ sự quan tâm của những nhà đầu tư dành cho nó, hiện tại nhà đầu tư có thể tiếp cận với hơn 4000 sản phẩm thị trường thông qua CFDs và số lượng này vẫn đang ngày càng được mở rộng ra thêm nữa. Cùng với tốc độ phát triển đó, số lượng các sàn lừa đảo cũng gia tăng. Do đó các nhà đầu tư cần lựa chọn sàn giao dịch thật kĩ lưỡng trước khi đổ tiền vào.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận