skip to Main Content

Cách tính toán rủi ro trong giao dịch forex

  1. Quản lý vốn trong giao dịch Forex (Level 3)
  2. 4 nguyên tắc quản lý rủi ro nhà đầu tư forex nên tuân thủ
  3. Cách tính toán rủi ro trong giao dịch forex
  4. Khối lượng vào lệnh (Position size) và cách tính toán khối lượng vào lệnh hợp lý
  5. Chặn lỗ (Stoploss) và tầm quan trọng của nó trong quản lý vốn forex
  6. Các phương pháp thiết lập điểm chặn lỗ trong giao dịch Forex
  7. Bí quyết đặt Stoploss giúp trader giảm thua lỗ và tăng lợi nhuận
  8. Tìm hiểu tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận trong giao dịch forex
  9. Quy tắc quản lý vốn 2% cho các nhà đầu tư Forex
  10. Rủi ro biến động thị trường ảnh hưởng như thế nào đến các trader Forex?
  11. Ảnh hưởng của tâm lý trong giao dịch Forex
  12. Kinh nghiệm quản lý vốn hiệu quả

Quản lý rủi ro là một vấn đề lớn không chỉ riêng đối với thị trường Forex mà bất kỳ ngành nghề nào cũng phải đối mặt khi lập kế hoạch hoạt động. Sự quyến rũ của các mức lợi nhuận quá lớn có thể sẽ khiến các nhà đầu tư quên đi quản trị rủi ro. Đa phần các nhà đầu tư mới tham gia thị trường đều bị quyến rũ bởi các mức lợi nhuận khủng hoặc chỉ tập trung vào các phương pháp giao dịch mà quên đi quản lý rủi ro. Điều này khiến cho họ dễ rơi vào vòng xoáy cảm xúc, từ đó dẫn đến việc không thể tồn tại lâu dài và có lợi nhuận trên thị trường ngoại hối. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách tính toán rủi ro trong giao dịch forex để bạn có thể hạn chế tối đa rủi ro có thể gặp phải trên từng lệnh được mở. 

Đọc thêm: 4 nguyên tắc quản lý rủi ro nhà đầu tư forex nên tuân thủ

Rủi ro thường gặp trên thị trường forex là gì?

Có rất nhiều rủi ro mà trader có thể gặp phải trên thị trường forex, ví dụ như rủi ro giao dịch, rủi ro đòn bẩy, rủi ro quốc gia, rủi ro đối tác…Trong số đó, rủi ro lớn và phổ biến nhất chính là thua lỗ một phần hoặc mất toàn bộ số tiền đầu tư. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới điều này, bao gồm các yếu tố chủ quan như thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm, không có chiến lược đầu tư hiệu quả…và các yếu tố khách quan như nhà môi giới phá sản. Chính vì vậy, việc quản lý rủi ro sẽ giúp trader hạn chế được tối đa việc mất mát tài khoản và kiểm soát mức thua lỗ trong từng trường hợp.

Trước khi bắt đầu giao dịch forex, trader cần xác định cho mình một kế hoạch đầu tư hoàn thiện bằng cách trả lời những câu hỏi như mục tiêu đầu tư của bạn là gì? phong cách giao dịch của bạn là gì?, mức thua lỗ chịu được là bao nhiêu?, bạn đã thực sự hiểu hiểu thị trường và tích lũy đủ kiến thức giao dịch hay chưa?…chỉ khi trả lời được những câu hỏi này, bạn mới nên thực sự bắt đầu một giao dịch với tiền thật.

cách tính toán rủi ro forex

Cách tính toán rủi ro trong giao dịch forex

Mỗi nhà giao dịch sẽ có một cách thức quản lý vốn riêng, dựa trên kinh nghiệm và năng lực tư duy của mỗi người. Quy trình quản lý vốn giúp nhà đầu tư tính toán được tỷ lệ % chập nhận thua lỗ cho một lệnh, điểm dừng lỗ, chốt lời hợp lý, cách thoát lệnh, phân bổ dòng tiền,…
Thông thường, một quy trình tính toán trước khi vào lệnh nên được thực hiện như sau:
(1) Xác định điểm vào lệnh => (2) Xác định điểm dừng lỗ => (3) Xác định điêm chốt lời => (4) Tính toán tỉ lệ lợi nhuận/rủi ro => (5) Xác định khối lượng lệnh => (6) Vào lệnh => (7) Quản lý lệnh đang giao dịch => (8) Chốt/thoát lệnh

Hãy xem ví dụ minh họa sau để hiểu rõ hơn:

Trader A mở một tài khoản forex với mức kí quỹ 3.000 USD. Trader A xác định tỷ lệ rủi ro 2% cho mỗi lệnh, cụ thể là 60 USD. Trader A thường giao dịch cặp EUR/USD và anh/cô ấy tính được rằng giá trị 1 pips của EUR/USD khi giao dịch 0,1 standart lot ( hay tương đương 1 mini lot) là 1 USD. Trader A đang chuẩn bị vào lệnh cặp EUR/USD với lệnh bán trong vùng 1,0660 ( giá bid), dừng lỗ dự kiến đặt tại 1,0675( giá ask), tức là 15 pips kể từ điểm vào lệnh,chốt lời ở 1,0630.

Trader A có nên vào lệnh này ?
1- Xác định điểm vào lệnh: 1,0660
2- Xác định điểm dừng lỗ :1,0675 (15pips)
3- Xác định điểm chốt lời : 1,0630 (30pips)
4- Xác định tỷ lệ lợi nhuận/ rủi ro: 30pips/15pips = 2. Tức là trader A kỳ vọng bỏ 01 đồng rủi ro để kiếm 02 đồng lợi nhuận kì vọng.
5- Xác định khối lượng lệnh: do Trader đặt dừng lỗ 15pip và có mức chịu rủi ro là 60 usd. Như vậy, trader A có thể vào lệnh với khối lượng 0,4 standard lot ( tương đương 4 minilot)

Sau đó, trader A có thể vào lệnh và thực hiện quy trình quản lý lệnh theo phương pháp riêng của mình.

Quy trình thực hiện quản lý vốn là bước không thể thiếu của mỗi nhà giao dịch Forex. Nhà đầu tư đặc biệt là những người mới bắt đầu cần nghiên cứu kỹ lưỡng các bước trong quy trình trên với tài khoản demo trước khi thực hiện giao dịch với tiền thật, đặc biệt là 5 bước đầu tiên để hạn chế những rủi ro không thể lường trước có thể khiến nhà giao dịch thua lỗ nhiều hơn khả năng có thể kiểm soát.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận