skip to Main Content

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở nên đa dạng và phổ biến, được nhiều người quan tâm. Vậy, có các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài nào? Bài viết sau đây giúp các bạn trả lời được câu hỏi đó.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là khoản đầu tư của một công ty hay một cá nhân nào đó vào một quốc gia khác. Thông thường, FDI diễn ra khi một nhà đầu tư thiết lập hoạt động kinh doanh nước ngoài hoặc mua tài sản kinh doanh nước ngoài. Từ đó, nhà đầu FDI có quyền sở hữu, và quản lý công ty mà họ đầu tư.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài khác với đầu tư danh mục – trong đó, nhà đầu tư chỉ mua cổ phần của các công ty có trụ sở nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện tại các nền kinh tế mở, cung cấp lực lượng lao động lành nghề và triển vọng tăng trưởng trên trung bình cho nhà đầu tư. Trong khi đó, các nền kinh tế bị kiểm soát chặt chẽ lại không có được những yếu tố đó. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường liên quan đến vấn đề hơn là chỉ đầu tư vốn. Nó có thể bao gồm các quy định của quản lý và vấn đề công nghệ. Đặc điểm chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài đó chính là có quyền kiểm soát, tham gia vào các quyết định của một doanh nghiệp nước ngoài.

Cục phân tích kinh tế (BEA) với nhiệm vụ theo dõi chi tiêu của các nhà đầu tư FDI vào doanh nghiệp Hoa Kỳ, đã báo cáo tổng vốn FDI cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ là 259,7 tỷ đô la trong năm 2017, đánh dấu mức giảm 32% so với năm trước.

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài được thiết lập như thế nào?

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm mở một công ty con hoặc công ty liên kết ở nước ngoài, từ đó, có quyền kiểm soát công ty đó. Bên cạnh đó, thực hiện sáp nhập hoặc liên doanh với một công ty nước ngoài cũng là một cách khác để thiết lập FDI.

Theo hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mức ngưỡng FDI dùng để thiết lập quyền kiểm soát là sở hữu ít nhất 10% một công ty có trụ sở nước ngoài. Tuy nhiên, con số đó là linh hoạt. Trong một số trường hợp, nhà đầu tư có ít hơn 10% cổ phần vẫn có quyền kiểm soát và quản lý.

Phân loại các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp  nước ngoài thường được phân thành 3 loại: đầu tư theo chiều ngang, đầu tư theo chiều dọc và đầu tư theo tập đoàn.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang là khi các nhà đầu tư thiết lập hình thức hoạt động kinh doanh ở nước ngoài giống với hình thức kinh doanh ở nước sở tại. Ví dụ, một nhà cung cấp điện thoại di động có trụ sở tại Hoa Kỳ có thể mở một cửa hàng kinh doanh điện thoại di động tại một quốc gia khác, như Trung Quốc.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc là hình thức đầu tư vào công ty chuyên cung cấp đầu vào sản xuất, hoặc chuyên bán đầu ra cho sản phẩm. Chẳng hạn như khi một công ty sản xuất trong nước quan tâm đến một công ty nước ngoài chuyên cung cấp các bộ phận hoặc nguyên liệu cần thiết cho công ty sản xuất để làm cho sản phẩm của mình.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo tập đoàn là khi một công ty hay cá nhân đầu tư vào một doanh nghiệp nước ngoài mà không có sự liên quan về hoạt động kinh doanh với công ty nước sở tại. Lý do đó là các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm về kĩnh vực, ngành kinh doanh đó, nên họ chọn hình thức liên doanh với công ty nước ngoài đã có kinh nghiệm hoạt động.

Những ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài và luật điều chỉnh chúng có thể là mấu chốt cho chiến lược tăng trưởng của công ty. Chẳng hạn, năm 2017, Apple có trụ sở tại Hoa Kỳ đã công bố khoản đầu tư 507,1 triệu đô la để thúc đẩy công việc nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc, thị trường lớn thứ ba của Apple, sau Châu Mỹ và Châu Âu. Khoản đầu tư được công bố đã thúc đẩy sự tăng trưởng của CEO Tim Cook đối với thị trường Trung Quốc, mặc dù doanh thu Trung Quốc của Apple giảm 12% so với cùng kỳ trong quý trước thông báo.

Nền kinh tế Trung Quốc đã được thúc đẩy bởi dòng vốn FDI, nhắm vào sản xuất và dịch vụ công nghệ cao của quốc gia. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, tăng trưởng lần lượt ở mức 11,1% và 20,4% trong nửa đầu năm 2017.

Trong khi đó, hiện nay, Quy định FDI ở Ấn Độ đã cho phép đầu tư trực tiếp 100% nước ngoài vào các thương hiệu bán lẻ mà không cần sự chấp thuận của chính phủ. Quyết định này đã  tạo điều kiện cho Apple mở một cửa hàng, đi vào thị trường Ấn Độ.

Vậy là, chúng tôi đã cung cấp một số kiến thức liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho các bạn. Hi vọng rằng, những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho quá trình đầu tư của bạn. Ngoài ra, nếu các bạn có hứng thú với các quỹ đầu tư tại Việt Nam, các bạn có thể tìm hiểu tại đây.

Nếu bạn là một nhà đầu tư mới, hãy tham khảo khóa học đầu tư cơ bản từ A đến Z được tài trợ MIỄN PHÍ bởi nhà môi giới eToro TẠI ĐÂY. Khóa học Super Investor do Investing Việt Nam tổ chức lần thứ 10 sẽ mang đến cho bạn những kiến thức đầu tư cần thiết nhất để có thể kiếm lời bền vững từ thị trường. 

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận