skip to Main Content

Bí quyết thành công của “Sói già phố Wall” Carl Icahn

Carl Icahn là nhà đầu tư chuyên nghiệp và nổi tiếng bậc nhất Thị trường chứng khoán phố Wall. Ông nổi danh và giàu có bắt đầu từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Nếu cái tên Carl Icahn thường khiến cả thị trường tài chính phải run sợ với biệt danh “Sói già phố Wall” thì nhà đầu tư lỗi lạc này cũng chẳng ngần ngại mà tự nhận mình là một chuyên gia “đào mỏ” ở phố Wall để làm giàu. Nổi đình nổi đám là vậy nhưng ít ai biết rằng Carl Icahn từng chỉ là một chàng sinh viên Do Thái nghèo phải chơi Poker để kiếm tiền ăn học. Vậy bí mật đằng sau sự thành công của Carl Icahn là gì và điều gì đã giúp ông trở thành một trong những nhà đầu tư lỗi lạc nhất mọi thời đại trên thị trường chứng khoán?

Kẻ săn lùng phố Wall

Những năm tháng hành nghề trên phố Wall đã tôi luyện Carl Icahn trở thành một tay săn lùng cổ phiếu có hạng. Cùng với thời gian, Carl Icahn đã nhận thấy rằng Thị trường chứng khoán là một mỏ vàng vô tận và ông phải là người biết “đào mỏ”, càng nhiều càng tốt.

Chiến lược đầu tư và kinh doanh của Carl Icahn là thâu tóm những công ty bị định giá thấp, giúp họ tăng giá trị rồi bán đi kiếm lời. Cụ thể, trong một buổi phỏng vấn với tạp chí The New York Times, Carl Icahn đã chia sẻ: “Tôi đã thâu tóm các doanh nghiệp khi không ai quan tâm đến nó. Bí quyết để mua vào một doanh nghiệp nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực chất lại rất khó. Bạn mua vào khi tất cả mọi người ghét nó và bán ra khi tất cả mọi người muốn mua nó. Đó là tất cả những gì mà chúng tôi làm”.

Bí quyết thành công của "Sói già phố Wall" Carl Icahn

Trong giới đầu tư tài chính, Icahn được nhắc đến như là biểu tượng về quyền sở hữu của cổ đông và quyền đòi hỏi trách nhiệm của ban giám đốc. Icahn tuyên bố ông không hề có ý định trực tiếp cầm trịch lãnh đạo tập đoàn của bất cứ doanh nghiệp nào, nhưng ông yêu cầu ban quản trị tập đoàn phải là những người giỏi giang và dày dạn kinh nghiệm để ông có thể gửi gắm công ty. Icahn cho biết: “Có rất nhiều doanh nghiệp đang được vận hành rất tốt, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp hoạt động vô cùng tệ. Bạn có thể không có quyền quản trị công ty. Nhưng bạn phải lựa chọn doanh nghiệp sở hữu những nhà vận hành giỏi. Không nên là những người mà việc quản lý doanh nghiệp vượt quá năng lực của họ hoặc họ sở hữu nhiều doanh nghiệp khác nữa.”

Khi đã nắm giữ một tỷ lệ cổ phần đáng kể của một công ty, Carl Icahn không chờ đợi cho giá cổ phiếu tự nhiên tăng, ông chủ động với nhiều biện pháp nhằm kích giá lên. Một trong những động thái mà Carl Icahn ưa sử dụng với nhiều công ty là dùng vị thế của mình kêu gọi hội đồng quản trị thông qua quyết định sử dụng lợi nhuận hay vay mượn thêm để mua lại cổ phiếu, qua đó đẩy giá cổ phiếu tăng trong ngắn hạn. Carl Icahn sẽ không ngần ngại bán tài sản của công ty, thực hiện chính sách mua lại cổ phiếu hoặc thậm chí làm bất cứ điều gì để có thể thu lợi về nhanh nhất, bất chấp doanh nghiệp có thể sẽ bị thâu tóm hay phá sản sau đó.

Nhà đầu tư giá trị

Nổi tiếng với cái tên “Sói già phố Wall” Carl Icahn được biết đến là một tay đầu cơ khét tiếng trên thị trường, tuy nhiên, ít ai biết rằng Carl Icahn thực chất không thua kém bất kỳ một nhà đầu tư giá trị nào khi nắm trong tay những khoản đầu tư kéo dài hàng thập kỷ. Cũng trong buổi phỏng vấn với tạp chí The New York Times, ông chia sẻ: “Một số quan hệ đối tác có thể được chúng tôi thực hiện trong ngắn hạn để thu về lợi nhuận. Tuy nhiên, phần lớn số tiền mà tôi kiếm được là nhờ vào việc nắm giữ các công ty trong dài hạn, thường là từ 7 đến 9 năm trở lên.” Ông cũng không ngần ngại bật mí những cái tên nằm trong danh mục đầu tư dài hạn của mình: “ Tôi đã sở hữu ACF trong 31 năm. Tôi không muốn phải thừa nhận rằng mình đã giữ nó quá lâu. Ngoài ra, tôi còn sở hữu cổ phiếu American railcar industries 23 năm, Federal Mogul Psc Medal trong 17 năm, federal Mogul trong 14 năm, Vectors 13 năm, American Casion 11 năm, National Energy 11 năm, West point 11 năm…và nhiều cổ phiếu khác nữa.”

Sự tinh nhạy của Carl Icahn trong chừng mực nào đó đã hưởng đáng kể đến thị trường chứng khoán vốn rất nhạy cảm với thông tin và tâm lý.  “Chiến đấu” đã hàng chục năm trên TTCK và chẳng mấy khi đoán nhầm. Vậy nên mọi hành vi, động thái đầu tư của Carl Icahn đều được giới đầu tư để ý từng li từng tí. Không ít công ty, tập đoàn tìm cách ngăn chặn, cản trở một quyết định đầu tư nào đó của Carl Icahn, trong khi đó, có nhiều nhà đầu tư khác lại muốn “ăn” theo ông. Forbes ước tính tài sản của Carl Icahn 16,7 tỷ USD vào năm 2020, đưa ông trở thành nhà đầu cơ giàu thứ 5 tại Mỹ.  

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận