skip to Main Content

Bật mí phương pháp lọc cổ phiếu tạo nên thành công của nhiều tỷ phú thế giới

Trong đầu tư chứng khoán, có nhiều cách tiếp cận khác nhau giúp bạn lựa chọn cổ phiếu tiềm năng để đầu tư. Và một trong những phong cách được nhiều nhà đầu tư lựa chọn đó là Bottom-up. Vậy, phương pháp đầu tư này bắt đầu như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Phương pháp đầu tư chứng khoán Bottom-up là gì?

Booottom-up là một cách thức đầu tư dựa trên những phân tích về cá nhân mỗi mã cổ phiếu chẳng hạn như tình hình tài chính chung của công ty, phân tích báo cáo tài chính, hàng hóa và dịch vụ, mô hình kinh doanh, lịch sử, cung và cầu, cùng những chỉ báo hoạt động khác

Trong phương pháp đầu tư Bottom-up, nhà đầu tư chỉ tập trung quan tâm đến một công ty cụ thể và nền tảng cơ bản của nó thay vì toàn bộ ngành công nghiệp của công ty đó hay cả nền kinh tế nói chung. Phương pháp này cho rằng những cá thể công ty vẫn có thể hoạt động tốt dù trong một nền công nghiệp đang trì trệ.

Ví dụ, chiến lược marketing độc đáo của một công ty có thể là chỉ báo để những nhà đầu tư Bottom-up tham gia đầu tư vào. Sau đó mới xem xét đến yếu tố bổ sung như: ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động, rồi đến khía cạnh của nền kinh tế, chẳng hạn như yếu tố vĩ mô hay thị trường có lợi hay chịu bất lợi nào.

Bật mí phương pháp lọc cổ phiếu tạo nên thành công của nhiều tỷ phú thế giới

Những người ủng hộ chiến lược đầu tư từ dưới lên tin rằng một số công ty phát triển mạnh hơn hẳn so với đối thủ, và do đó sẽ hoạt động tốt hơn dù nền kinh tế kém hiệu quả.

Để lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp Bottom-up, nhà đầu tư thường xây dựng ra các tiêu chí theo các chiến lược đầu tư riêng mà trên cơ sở đó, có 3 chiến lược phổ biến là:

  • Đầu tư giá trị: lựa chọn cổ phiếu bị định giá thấp, có giá cổ phiếu được giao dịch ở thời điểm hiện tại thấp hơn so với giá trị thực của nó. Nhà đầu tư giá trị tin rằng giá cổ phiếu sẽ tăng lên và phản ánh đúng giá trị của nó, từ đó mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Điển hình cho chiến lược đầu tư giá trị này chính là Warren Buffett, Benjamin Graham, Michael Lee-Chin, Charlie Munger, Seth Klarman,…
  • Đầu tư tăng trưởng: lựa chọn cổ phiếu của các công ty được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng doanh thu & lợi nhuận cao trong thời gian tới.
  • Đầu tư nhận cổ tức: mua cổ phiếu để nhận cổ tức doanh nghiệp theo từng quý/năm. Thông thường, các nhà đầu tư mua cổ phiếu sẽ chọn những doanh nghiệp trả cổ tức cao và hoạt động ổn định để đảm bảo dòng tiền được duy trì trong tương lai.

Lợi ích của phương pháp Bottom-up là giúp nhà đầu tư phân tích doanh nghiệp chi tiết hơn, tuy nhiên điều này cũng khiến các nhà đầu tư mất nhiều thời gian.

2. Ví dụ về phương pháp đầu tư Bottom-up

Áp dụng phương pháp Bottom-up cho cổ phiếu Facebook (FB). Đầu tiên, các nhà đầu tư sẽ tìm hiểu kỹ lưỡng về các sản phẩm và dịch vụ của nó một cách trực quan. Một khi xác định được đây là một công ty có các sản phẩm tốt, nhà đầu tư sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn về cơ cấu tổ chức và quản lý doanh nghiệp, lập mô hình doanh thu và chi phí dự kiến, tìm hiểu chiến lược marketing, giá cổ phiếu và các dữ liệu trong bản báo cáo tài chính. Qua đó, tính được các hệ số tài chính của công ty, phân tích các số liệu đó đã thay đổi như thế nào theo thời gian và dự kiến ​​tăng trưởng như thế nào trong tương lai.

Phương pháp đầu tư Bottom-up không dừng ở mức độ công ty. Dù việc phân tích bắt đầu từ cá thể của mỗi công ty và điều này cũng góp phần lớn nhất trong việc đưa ra quyết định. Nhưng những yếu tố như ngành công nghiệp, khu vực kinh tế, thị trường và kinh tế vĩ mô cũng được xem xét. Việc phân tích bắt đầu từ đáy và đi lên dần.

Chính vì thế, công việc tiếp theo chính là tiến hành phân tích ngành, cụ thể tìm ra điểm khác biệt và so sánh Facebook với các đối thủ cạnh tranh của nó. Và đánh giá ‘Liệu lĩnh vực truyền thông xã hội sẽ phát triển như thế nào trong thời kỳ hậu đại dịch Covid-19’.

Sau đó, xem xét các điều kiện thị trường chung, chẳng hạn như liệu tỷ lệ P/E của Facebook có phù hợp với S&P 500 hay thị trường chứng khoán đang trong chu kỳ tăng giá chung.

Cuối cùng, dữ liệu kinh tế vĩ mô được đưa vào quá trình ra quyết định, xem xét các xu hướng thất nghiệp, lạm phát, lãi suất, tăng trưởng GDP,…

Sau khi xem xét tất cả các yếu tố này, các nhà đầu tư có thể quyết định có nên đầu tư vào cổ phiếu Facebook hay không.

3. Phân biệt phương pháp đầu tư Bottom-up với Top-Down

Mặc dù mục đích cuối cùng của 2 phương pháp Bottom-up và Top-down là tìm ra cổ phiếu tiềm năng, nhưng chúng có cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau, trái ngược với nhau:

Bật mí phương pháp lọc cổ phiếu tạo nên thành công của nhiều tỷ phú thế giới

Trong khi phương pháp đầu tư Bottom-up bắt buộc nhà đầu tư phải quan tâm đến yếu tố kinh tế vi mô đầu tiên thì phương pháp đầu tư Top-Down đòi hòi nhà đầu tư cần quan tâm đến các yếu tố vĩ mô trước.

Cụ thể hơn, nhà đầu tư theo đuổi phong cách Bottom-up chỉ đơn giản tìm kiếm các công ty mạnh với triển vọng tốt, sau đó mới xem xét thêm yếu tố ngành công nghiệp hay các yếu tố kinh tế vĩ mô. Ngược lại, đầu tư theo phong cách Top-down yêu cầu nhà đầu tư quan sát nền kinh tế chung và cố gắng dự đoán ngành nào sẽ tạo ra lợi nhuận cao nhất. Các nhà đầu tư này sau đó sẽ tìm kiếm các công ty có trong ngành công nghiệp được lựa chọn và thêm cổ phiếu vào danh mục đầu tư của họ. Những nhà đầu tư này tin rằng nếu lĩnh vực đó hoạt động tốt, rất có thể, những cổ phiếu thuộc ngành/ lĩnh vực đó tra cũng sẽ hoạt động tốt và mang lại lợi nhuận.

Các nhà đầu tư Top-down cũng có thể xem xét các yếu tố bên ngoài như giá dầu hoặc hàng hóa tăng hoặc sự thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng như thế nào đến một số lĩnh vực nhất định so với các lĩnh vực khác, từ đó ảnh hưởng đến các công ty trong những lĩnh vực này.

Ví dụ, nếu giá của một loại hàng hóa như dầu tăng lên và công ty mà họ đang xem xét đầu tư, sử dụng một lượng lớn dầu để sản xuất, thì nhà đầu tư sẽ xem xét mức độ ảnh hưởng của việc tăng giá dầu đối với lợi nhuận của công ty. Vì vậy, cách tiếp cận của họ bắt đầu rất rộng, xem xét kinh tế vĩ mô, sau đó đến lĩnh vực và sau đó là cổ phiếu. Các nhà đầu tư từ trên xuống cũng có thể chọn đầu tư vào một quốc gia hoặc khu vực, nếu nền kinh tế của quốc gia đó hoạt động tốt. Giả sử, nếu chứng khoán châu Âu giảm, nhà đầu tư có thể đổ tiền vào chứng khoán châu Á nếu khu vực đó đang cho thấy sự phát triển nhanh chóng và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. 

Nhìn chung, những nhà đầu tư theo đuổi phong cách Bottom-up thường là những nhà đầu tư dài hạn, mua và nắm giữ cổ phiếu, dựa trên nền tảng phân tích cơ bản. Lí do là vì cách tiếp cận từ dưới lên giúp nhà đầu tư có được cái nhìn sâu sắc về một công ty và cổ phiếu của nó. Họ sẽ có được một sự hiểu biết về tiềm năng phát triển của nó.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận