skip to Main Content

6 bước xây dựng chiến lược giao dịch Forex

  1. Chiến lược giao dịch Forex (Level 4)
  2. Sai lầm thường gặp của trader Forex
  3. Thế nào là chiến lược giao dịch Forex?
  4. 6 bước xây dựng chiến lược giao dịch Forex
  5. Một số phong cách giao dịch Forex phổ biến
  6. Thử nghiệm (backtesting) chiến lược giao dịch là gì?
  7. Một số chiến lược giao dịch forex tham khảo
  8. 15 chiến lược giao dịch scalping hàng đầu
  9. Nhật ký giao dịch forex của bạn (forex trading journal)
  10. Nên làm gì khi bạn thua lỗ?

Thị trường Forex đã và đang là thị trường tài chính lớn nhất thế giới và việc giao dịch forex trở thành hoạt động mang tính chất toàn cầu hóa. Thị trường ngoại hối thu hút rất nhiều trader bởi khả năng sinh lời hấp dẫn, tuy nhiên nó cũng vô cùng khốc liệt và chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Chính vì vậy, để có thể thành công trên thị trường này, các trader Forex cần xây dựng cho mình một chiến lược giao dịch cụ thể và tuân thủ một cách kỷ luật. Vậy, chiến lược giao dịch Forex được xây dựng như thế nào và bắt đầu tư đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài học dưới đây.

Các bước xây dựng chiến lược giao dịch Forex

Bước 1: Xác định khung thời gian giao dịch

Bước đầu tiên để xây dựng một chiến lược giao dịch Forex đó là xác định rõ chiến lược mà bạn theo đuổi. Bạn muốn trở thành một Day trader (nhà giao dịch trong ngày), Scalping trader hay Swing trader? Bạn muốn giao dịch với các đồ thị ngày, đồ thị tuần, đồ thị tháng hay thậm chí đồ thị năm? Bạn muốn giữ lệnh trong bao lâu?

Điều này sẽ giúp bạn tìm ra biểu đồ cùng với khung thời gian giao dịch tương ứng. Các nhà giao dịch ngắn hạn (day trading, scalping trading, swing trading) có thể sử dụng khung thời gian ngắn còn các position trader hay transition trader sử dụng khung thời gian dài hơn.

6 bước xây dựng chiến lược giao dịch Forex

Ví dụ, nếu bạn thích lướt sóng dài thì biểu đồ M1 – M5 sẽ không phù hợp bởi chúng dao động liên tục và những con sóng rất ngắn. Thay vào đó, khung thời gian bạn nên sử dụng đó là H4, 1 ngày hoặc 1 tuần.

Bước 2: Tìm kiếm những chỉ báo và công cụ phù hợp

Một sai lầm to lớn đối với giới phân tích kỹ thuật đó là họ thường chọn một hoặc nhiều chỉ báo rồi cố gắng áp dụng nó trên mọi trạng thái của thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi chỉ báo chỉ thích hợp với từng bối cảnh cụ thể, và việc của trader là tìm ra điều đó.

6 bước xây dựng chiến lược giao dịch Forex

Ví dụ đường trung bình động MA (moving average) chỉ được sử dụng tốt nhất khi thị trường có xu hướng và không hiệu quả khi thị trường đi ngang. Và khi đó, chỉ báo dao động (oscillator) sẽ là sự lựa chọn thay thế tốt nhất trong trường hợp đó. Hoặc như những chỉ báo về động lượng chỉ thích hợp khi giá đi theo một xu hướng nhất định hoặc là đảo chiều, không phù hợp với loại thị trường đang vào vùng điều chỉnh.

Chính vì vậy, các trader giao dịch trong ngày thường kết hợp 2 đường trung bình (nhanh: 5 phiên và chậm: 10 phiên) để khi nào chúng cắt nhau và chỉ về 1 hướng thì xu hướng mới được dự đoán sẽ hình thành. Chiến thuật này gọi là hai đường trung bình cắt nhau để nắm bắt một xu hướng mới.

Nói một cách ngắn gọn, bạn chỉ nên chọn những chỉ báo hay công cụ giao dịch khi mà bạn đã biết mình là kiểu trader nào và hiểu điều kiện thị trường ra sao.

Bước 3: Tìm tín hiệu xác nhận lại xu hướng thị trường

Bạn cần lọc ra các chỉ báo và thiết lập một hệ thống có khả năng loại bỏ những tín hiệu không đáng tin cậy (Fake signal) và giúp bạn tránh được các “cạm bẫy” từ thị trường.

Để làm được vậy chúng ta có thể sử dụng các chỉ báo xác nhận xu hướng như MACD, Stochastic và RSI. Khi bạn trở đã dần quen thuộc với nhiều loại chỉ báo khác nhau, bạn sẽ tìm thấy chỉ báo nào thích hợp với bạn nhất cũng như kết hợp những chỉ báo đó vào hệ thống của bạn. Hoặc bạn có thể sử dụng các kiểu nến đảo chiều để tăng xác suất dự đoán đúng một xu hướng đảo chiều.

Bước 4: Xác định % rủi ro trên mỗi giao dịch

Trong quá trình phát triển các chiến lược giao dịch Forex, điều quan trọng nhất chính là xác định số tiền bạn sẵn sàng mất cho mỗi lệnh giao dịch.

Không ai thích thua lỗ, nhưng trên thực tế, không có ai là thắng 100% các lệnh giao dịch. Một nhà giao dịch chuyên nghiệp chính là người luôn tính toán số tiền có thể mất trước khi nghĩ về khoản lợi nhuận có thể thu về.

6 bước xây dựng chiến lược giao dịch Forex

Mỗi người đều có một chiến lược giao dịch riêng, một số vốn riêng và mỗi lúc thị trường một khác, nên số tiền bạn sẵn sàng mất cho mỗi lần giao dịch cũng sẽ khác nhau.

Bạn phải tự quyết định số tiền bạn có thể chấp nhận mất là bao nhiêu, và tính toán các phương pháp quản lý vốn, hạn chế rủi ro để số tiền đó không quá lớn so với toàn bộ số vốn giao dịch.

Thông thường, bạn nên bắt đầu với rủi ro 1 – 2% cho mỗi giao dịch, sau đó kiểm tra ít hoặc nhiều rủi ro hơn, để xem mức rủi ro nào phù hợp nhất với bạn.

Giữ rủi ro của bạn giống nhau cho mọi giao dịch giúp việc xử lý các sự cố và chẩn đoán các vấn đề trở nên dễ dàng hơn nhiều, đặt biệt là khi giao dịch của bạn không diễn ra như mong đợi.

Bước 5: Xác định điểm vào lệnh, chặn lỗ & chốt lời

Điểm vào lệnh

Sau khi xác định rủi ro và số tiền có thể mất cho lần giao dịch, bước tiếp theo bạn cần làm đó là xác định điểm vào lệnh cũng như điểm chốt lời để có được lợi nhuận cao nhất.

Một số người thích vào lệnh khi tất cả các chỉ số của họ khớp với nhau và cho tín hiệu tốt, ngay cả khi nến chưa đóng. Nhưng lại có những người thích đợi cho đến khi đóng nến.

Thực tế, đây là phong cách giao dịch của mỗi người và bạn phải tự tìm ra bạn muốn giao dịch theo dạng nào.

Điểm thoát lệnh

Nếu giá đi theo đúng xu hướng bạn muốn và đạt được mức lợi nhuận như bạn kỳ vọng, thì đây có thể là điểm để bạn thoát lệnh. Tất nhiên, để tính toàn được mục tiêu sẽ tùy thuộc mỗi người. Nhiều trader chọn mức hỗ trợ/ kháng cự để làm điểm thoát lệnh, nhưng có những người lại sử dụng công cụ Fibonacci để tìm điểm ra. Hoặc có nhiều người lại chọn mức rủi ro cố định, thoát lệnh dựa theo số pip cụ thể trên mỗi giao dịch.

Ví dụ bạn chấp nhận lỗ tối đa 2% trên tổng tài khoản 1000 usd thì mỗi Trade bạn chấp nhận lỗ 20 usd, điểm thoát lệnh cắt lỗ của bạn nếu vượt quá 20 usd thì hãy mạnh dạn bỏ qua cơ hội này, đợi con sóng mới.

Dù bạn chọn phương pháp nào, chỉ cần bạn tuân theo quy tắc đó một cách kỷ luật và không vội vàng thoát lệnh giao dịch sớm.

Bước 6: Kiểm tra chiến lược giao dịch Forex

Ghi lại nhật ký giao dịch là một cách để bạn kiểm tra chiến lược giao dịch của mình có hiệu quả hay không?

Với nhật ký giao dịch, bạn có thể xác định hiệu suất giao dịch của mình, xem xét quá trình phân tích và theo dõi các phản ứng tâm lý của bạn đối với lợi nhuận và thua lỗ. Xây dựng một nhật ký giao dịch như thế này cũng cho phép bạn phân tích sự thành công của mỗi giao dịch, cặp tiền nào kiếm được nhiều tiền nhất, khung thời gian giao dịch và khoảng thời gian nào hiệu quả nhất.

6 bước xây dựng chiến lược giao dịch Forex

Chính vì thế, hãy ghi lại các lệnh thắng và thua mỗi ngày. Nếu bạn hài lòng với kết quả của mình thì bạn có thể chuyển sang giai đoạn thử nghiệm tiếp theo: giao dịch trên tài khoản demo.

Thử nghiệm chiến lược giao dịch mới của bạn trực tiếp trên tài khoản demo trong ít nhất hai tháng.

Điều này sẽ cho bạn biết hệ thống giao dịch đó có hiệu quả và phù hợp với bạn hay không, đặc biệt là khi thị trường biến động. Sau hai tháng giao dịch demo, nếu bạn thấy chiến lược của mình thực sự khả thi, thì bạn có thể chọn lựa chiến lược giao dịch đó và thực hiện trên các tài khoản thực.

Giao dịch ngoại hối đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố để có thể xây dựng một chiến lược giao dịch hoàn chỉnh và hiệu quả. Trên thực tế, sở hữu một chiến lược giao dịch tốt sẽ giúp bạn có được những thương vụ mua/bán thành công và hạn chế rủi ro cho số vốn của mình. Qua 6 bước căn bản trên, các bạn đã có thể tự mình xây dựng một hệ thống giao dịch của mình, tuy nhiên, việc thử nghiệm tính hiệu quả của nó cũng không kém phần quan trọng. Chúc các bạn thành công!

Investing.vn

Xem thêm: forex

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận